Cách Làm Bể Cá Thủy Sinh Đơn Giản Và Tiết Kiệm Chi Phí

Bể cá thủy sinh là một thú chơi đang rất thịnh hành ở Việt Nam. Có thể mua sẵn hoặc tự tay làm cho mình một chiếc bể. Vậy cách làm bể cá thủy sinh vừa đơn giản vừa giúp tiết kiệm chi phí cho những người mới bắt đầu chơi hay chưa? Hãy cùng Mẹo Thủy Sinh tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu những cách làm tốt nhất.

cach-lam-be-ca-thuy-sinh-don-gian-va-tiet-kiem-chi-phi
Cách Làm Bể Cá Thủy Sinh Đơn Giản Và Tiết Kiệm Chi Phí

Bể cá thủy sinh

Bể cá thủy sinh hay còn gọi là hồ thủy sinh. Trước đây người ta thường chỉ nuôi cá hoặc thêm một số ít trang trí. Một hồ cá thủy sinh sẽ có thêm những loại cây thủy sinh được trong bên trong cùng các cục đá trang trí.

Bên cạnh những loài cá phổ biến thì hồ thủy sinh còn thêm những loại cá, ốc, tép,.. mang độ thẩm mỹ cao hơn. 

Bể cá thủy sinh hiện nay đã rất phổ biến, đa dạng từ kích thước cho đến phong cách hồ. Nếu bạn đã đam mê thủy sinh, bạn sẽ có thể thiết kế thêm nhiều mẫu mã khác nhau. Tăng sự đa dạng và phong cách cho bản thân.

Đây được coi như một bộ môn nghệ thuật mới nổi.

Lên kế hoạch

Nhu cầu

Xác định được nhu cầu khi làm hồ cá thủy sinh là điều rất quan trọng:

Bạn là người mới bắt đầu nuôi hay đã từng nuôi để chọn ra loại hồ cá phù hợp.

Ngân sách bạn có thể đưa ra là bao nhiều. Đây là yếu tố quyết định được kích thước, vật liệu và các loại cá xuất hiện ở trong hồ.

Lựa chọn nơi đặt hồ và phong cách

Nên tìm hiểu ở nhiều nơi xem phong cách phù hợp với mình. Có thể tham khảo ở trên các trang mạng xã hội, hay các loại sách báo để tìm kiếm những thiết kế mà bạn cảm thấy phù hợp nhất.

Những phong cách phổ biến mà bạn có thể tham khảo như bonsai, dương sỉ, rêu, phong cách hà lan,….

Hướng dẫn làm bể cá thủy sinh

Dưới đây là những bước làm bể cá thủy sinh:

Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Bể cá thủy tinh
  • Máy lọc nước
  • Đèn bể cá
  • Đá, tảo, phụ kiện trang trí
  • Các loại cây thủy sinh

Lót nền cho bể

Đây là một bước quan trọng trong các bước làm bể cá thủy sinh. Phần nền là nơi để trồng các loại cây thủy sinh, giúp cho các loại cây và cá có môi trường sống an toàn. 

Có 2 cách để lót phần nền là:

Nền được làm từ bùn hay đất là nền trộn. Đất bùn và đất sét có giá trị về dinh dưỡng rất lớn. Nhưng nếu lót nền bằng lớp này rất dễ bị đục nước nếu chưa có kinh nghiệm. Nên thêm 1 lớp sỏi lên trên lớp nền trộn này. 

Lớp nền còn lại là lớp nền công nghiệp. Lớp nền công nghiệp này có thể sử dụng ngày và rất dễ làm nhưng giá thành khá cao và chất dinh dưỡng từ lớp này không cao bằng lớp nền trộn.

Trang trí đá và trồng cây thủy sinh

Có thể đặt trực tiếp đá lên trên lớp nền. Nên đặt đá và vật trang trí xuống trước sau đó tiến hành trồng các loại cây thủy sinh. Lưu ý khi đặt đá và trồng cây thủy sinh nên đặt nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh hỏng lớp nền và làm đục nước.

Có thể sắp xếp săn trên một tấm formex rồi cho vào hồ. Cách này sẽ tăng độ thẩm mỹ cũng như dễ dàng sắp xếp theo mục đích của bạn. 

Lắp đặt máy lọc nước

Sắp khi sắp xếp lót nền và lớp trang trí, tiến hành đặt máy lọc nước.

Lựa chọn máy lọc nước phù hợp với kích thước của bể và số lượng cá bên trong.

Lắp đèn

Đèn hồ cá có thể tăng tính thẩm mỹ cho hồ cá rất nhiều. Đèn là nguồn ánh sáng thúc đẩy quá trình quang hợp cho thủy sinh ở bên trong hồ.

Căn chỉnh độ sáng sao cho phù hợp các loại thủy sinh trong hồ.

Đổ nước và thêm vi sinh

Trước khi đổ nước vào bể nên kiểm tra chất lượng nước. Nên đổ từ từ để tránh gây đục nước và ảnh hưởng tới các cây thủy sinh bởi những cây này mới được trồng nên chưa bám chắc vào lớp nền.

Sau đó có thể thêm vi sinh vào trong hồ. Thêm vi sinh ở liều lượng vừa đủ và tham khảo nơi bán uy tín.

Cho cá vào bể

Sau khi thêm vi sinh một khoảng thời gian nhất định. Vi sinh bắt đầu phát triển tốt có thể thả cá vào bể. Nên theo dõi liên tục tình trạng của cá. Nếu phát hiện bất thường cần tìm hướng xử lý.

Cách chăm sóc hiệu quả và đơn giản

Để có được một hồ cá thủy khỏe mạnh và có tính thẩm mỹ bạn cần có thời gian để chăm sóc hồ cá của mình. Không cần quá nhiều thời gian để chăm sóc, chỉ cần 1 đến 2 trong tuần có thể chăm sóc rất tốt.

Nên thay nước trong bể định kỳ vì đây là một trong những cách rất quan trọng. Chỉ nên thay khoảng 1/3 lượng nước ở trong bể, thay đổi môi trường quá đột ngột sẽ dễ làm cho cá và cây vi sinh trong hồ chết.

Kiếm soát lượng cây bên trong hồ. Không nên để cây vi sinh phát triển quá mạnh hoặc quá ít. Cắt tỉa thường xuyên để tối đa hiệu quả.

Tránh ánh sáng mặt trời bởi ánh sáng sẽ làm cho rêu phát triển mạnh gây hại cho cá và vi sinh.

Kết luận

Bể cá thủy sinh ngoài là một sở thích mà đây còn là một vật dùng để trang trí cho ngôi nhà của mình. Đòi hỏi bạn chăm chút và có kiến thức để chăm sóc cho hồ cá thủy sinh của mình.

Tự tay làm và cũng tự tay chăm sóc hồ cá cũng là một cách giảm stress trong công việc và cuộc sống. Mẹo Thủy Sinh hy vọng những cách trên sẽ giúp bạn có được một hồ cá thủy sinh đẹp và khỏe mạnh.

Viết một bình luận